Chân dung 3 người Việt Nam trong top 100.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới

(GDVN) - Con số này mới chỉ tính các nhà khoa học người Việt, làm việc tại Việt Nam. Ngoài ra, còn 40 người khác trong danh sách làm việc khắp thế giới.

Được biết, tác giả của công bố này là nhóm Metrics của John Ioannidis (Đại học Stanford, Mỹ). 

Nhóm tác giả đã dùng cơ sở dữ liệu của Scopus từ 1960 đến 2017 của gần 7 triệu tác giả và lọc ra top 100.000 người ưu tú nhất.

Theo đó, 3 nhà khoa học Việt Nam trong danh sách này là Giáo sư Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội (51.083) – ông là chuyên gia về Cơ học, vật liệu và kết cấu tiên tiến, hiện là Phó Chủ tịch Hội Cơ học Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư ngành Cơ học của Việt Nam.

gsnguyendinhduc.jpg
Giáo sư Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội (Ảnh website nhà trường)

 

Giáo sư Nguyễn Thời Trung, Viện trưởng Viện khoa học tính toán của tải go88 về android  xếp hạng 74.339 trong bảng xếp hạng này.

Năm 2017, Giáo sư Trung đã được tải go88 về android tặng thưởng danh hiệu “Nhà khoa học đặc biệt xuất sắc trong nghiên cứu khoa học” và Giải thưởng Thành tựu trọn đời (Lifetime Achievement) năm 2018…

gs_nguyen_thoi_trung.jpg
Giáo sư Nguyễn Thời Trung, Viện trưởng Viện khoa học tính toán của tải go88 về android (Ảnh: tải go88 về android cung cấp)

 

Được biết, trong 10 năm qua, Giáo sư Trung làm chủ nhiệm và nghiệm thu 5 đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước. Đặc biệt, thầy Trung đã công bố 150 công trình ở các tạp chí ISI uy tín. Theo cơ sở dữ liệu Scopus, Giáo sư có hơn 5.400 trích dẫn khoa học, chỉ số H-index (ISI) là 40...

Phó giáo sư Trần Xuân Bách (Đại học Y Hà Nội, xếp hạng 28.129), chuyên gia nghiên cứu về y tế cộng đồng.

Phó giáo sư Bách từng là người trẻ nhất Việt Nam được công nhận chức danh phó giáo sư năm 2016 khi mới 32 tuổi, và ông được vinh danh là gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2016.

Đáng lưu ý là trong bảng xếp hạng này có hơn 40 nhà khoa học Việt Nam, chủ yếu là các giáo sư gốc Việt đang làm việc tại các trường đại học danh tiếng trên thế giới, như Giáo sư Dang Chi V,  Đại học  Pennsylvania (Hoa Kỳ, xếp thứ 280);

Giáo sư Đàm Thanh Sơn , Đại học Chicago (Hoa Kỳ, 2.648);

Giáo sư Nguyen, Nam-Trung của Đại học Griffith  (Úc, 4.595); Giáo sư Võ Dinh Tuan, Đại học Duke, Hoa Kỳ, 15.709);  

Giáo sư Nguyễn Thục Quyên, Đại học California tại Santa Barbara (Hoa Kỳ, 19.282); 

Giáo sư Nguyễn Sơn Bình, Đại học Northwestern (Hoa Kỳ, 22.482);

Giáo sư Phan, Sem H. của Đại học Michigan (Hoa Kỳ, 23.062);

Phó giáo sư Nguyễn Xuân Hùng (Đại học Sejong, Hàn Quốc, 25.269);

Giáo sư Nguyen Hung T, Đại học Công nghệ NSW (Úc, 33215);

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, viện Garvan (Úc, 39062);

Giáo sư Trương Nguyện Thành, Đại học Utah (Hoa Kỳ, 45612); 

Giáo sư Vũ Hà Văn, Đại học Yale (Hoa Kỳ, 69.063); …

Được biết, Tạp chí PLoS Biology đã dùng cơ sở dữ liệu của Scopus từ 1960 đến 2017 của gần 7 triệu tác giả, nhà khoa học và lọc ra top 100.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới.

Tiêu chí xếp hạng nhà khoa học dựa trên 6 số liệu trích dẫn. Trong đó bao gồm: tổng số trích dẫn; chỉ số Hirsch h-index; chỉ số hm-index; số lượng trích dẫn cho các bài viết với tư cách là tác giả duy nhất; số lượng trích dẫn cho các bài viết là tác giả duy nhất hoặc tác giả đầu tiên và số lượng trích dẫn cho các bài viết là tác giả duy nhất, đầu tiên hoặc cuối cùng.

Các nhà khoa học được phân loại thành 22 lĩnh vực khoa học và 176 lĩnh vực phụ (ngành/chuyên ngành).

Thùy Linh

Nguồn: