Ngày 25/07/2019, Trung tâm nghiên cứu và đào tạo kinh tế ứng dụng (CETAR) tải go88 về android (TDTU) phối hợp cùng Khoa tài chính-ngân hàng tổ chức Hội thảo chuyên đề “Thanh toán số tại Việt Nam, hiện trạng và xu hướng”.
Tham dự Hội thảo có các chuyên gia, nhà nghiên cứu từ các hiệp hội, ngân hàng, công ty chứng khoán và các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính như: Hiệp hội Internet Việt Nam; Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienvietPostbank); Ngân hàng TMCP Pvcombank; Công ty chứng khoán Tân Việt; Công ty chứng khoán Phú Hưng; Quỹ tín dụng nhân dân Long Phú; Công ty cổ phần Tài Việt (VIETSTOCK); các nhà khoa học, giảng viên của các đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) như: Đại học mở TPHCM, Đại học công nghiệp TPHCM và TDTU.
Phát biểu tại Hội thảo, TS. Nghiêm Quý Hào, Giám đốc CETAR cho biết: “Việt Nam hiện có 140 thuê bao di động/100 dân, gần 60 triệu thuê bao 3G, 4G và 99% số quận, huyện trên toàn quốc đã được phủ sóng 4G. Số thuê bao di động băng rộng dùng smartphone dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên 80 triệu vào năm 2020. Đây là điều kiện lý tưởng để thúc đẩy thanh toán di động và các dịch vụ tài chính và thương mại điện tử khác; thay đổi triệt để thói quen dùng tiền mặt trong công chúng”. Thanh toán di động sẽ nhanh chóng bùng nổ và phổ cập ở Việt Nam như đã từng diễn ra với điện thoại di động hơn 10 năm trước.
Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử, thanh toán di động (gọi chung là thanh toán số) đã, đang và dần phổ biến và trở thành xu thế tất yếu tại các nước trên thế giới. Năm 2018, thanh toán di động của Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng hơn 160% về giá trị so với năm 2017; và Việt Nam được đánh giá là thị trường tăng trưởng tốt nhất trong khu vực ASEAN. Đến nay, đã có 41 ngân hàng tại Việt Nam cung ứng các dịch vụ thanh toán di động (mobile banking, mobile payment). Tính đến hết tháng 6/2019, Việt Nam đã có 30 tổ chức không phải ngân hàng được cấp phép tham gia cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với các ứng dụng điển hình như: Moca, MoMo của M_Service và QR Pay của VNPAY.
Theo dự báo, giá trị giao dịch thanh toán số trên thế giới sẽ tăng từ 780 tỷ USD năm 2017 lên 1.150 tỷ USD năm 2020 và đạt tới 4.574 tỷ USD vào năm 2023. Trong đó, Châu Á - Thái Bình Dương sẽ là khu vực có tốc độ tăng trưởng và đạt doanh thu cao (dự kiến đạt khoảng 31,4%). Đối với thị trường Đông Nam Á, theo dự báo của Euromonitor, tổng giá trị thanh toán di động đến năm 2021 sẽ đạt khoảng 32 tỷ USD, gấp 10 lần so với năm 2013.
TS. Phùng Quang Hưng, Khoa tài chính-ngân hàng TDTU đã đưa ra tổng hợp: “Giao dịch phi tiền mặt có mối quan hệ tuyến tính với chỉ số nhận thức về tham nhũng. Số lượng giao dịch phi tiền mặt càng cao chỉ số nhận thức về tham nhũng sẽ cao theo, tỷ lệ tham nhũng càng thấp. Thanh toán số không bảo đảm cho việc giảm tỷ lệ tham nhũng nói chung, nhưng là một yếu tố tác động tích cực đến xu hướng làm giảm tình hình tham nhũng của một quốc gia”.
Bên cạnh những mặt thuận lợi và tính tiện ích, thanh toán di động cũng tạo ra thách thức nhất định liên quan đến khuôn khổ pháp lý, tính an toàn trong giao dịch, vấn đề bảo mật thông tin, giao dịch xuyên biên giới, tội phạm công nghệ cao và chủ quyền số quốc gia. Chia xẻ tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học cũng đã bày tỏ, trao đổi về các vấn đề đặt ra đối với cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý, thực thi chính sách tiền tệ khi dịch vụ trung gian thanh toán bùng nổ; đặc biệt là vấn đề bảo mật thông tin cho người dùng trong không gian và nền kinh tế số.
Các vấn đề như tích hợp định danh người dùng; tác động và ảnh hưởng của Fintech (công nghệ tài chính) tới Ngành tài chính ngân hàng; tác dụng của thanh toán phi tiền mặt (non cash payment); việc làm trong Ngành tài chính – ngân hàng khi các dịch vụ thanh toán di động lên ngôi… cũng được Hiệp hội Internet và các doanh nghiệp, giảng viên các đại học đặt ra. Chủ tịch Hiệp hội Internet Vũ Hoàng Liên đã đề nghị TDTU nên thực hiện những công trình nghiên cứu về Cộng đồng thanh toán nhằm giúp phương pháp thanh toán số tại Việt Nam phát triển tốt hơn.
Một số hình ảnh tại Hội thảo: